Ơn gọi của ngũ quan và Áp dụng ngũ quan trong cầu nguyện


Đôi mắt của chúng ta được dựng nên, có ơn gọi không phải là nhìn thấy những điều hữu hình, nhưng là nhận ra những thực tại vô hình : ngôi vị, tình yêu, tình bạn, sự hiện diện qua các dấu chỉ, quà tặng, ân huệ Thiên Chúa, sự hiện diện sáng tạo của Thiên Chúa nơi mọi sự :Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con, Lẫy lừng thay Danh Chúa trên khắp cả địa cầu (Tv 8, 2).

Đôi tai của chúng ta được ban cho, có ơn gọi không phải là nghe âm thanh, nhưng là nghe ra ý nghĩa, sự hài hòa của âm thanh, giai điệu, kết cấu của âm thanh, nghe ra Ngôi Lời trong mọi sự, vì « Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành » (Ga 1, 3 và St 1) :

Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm (Tv 19, 2).

Trên đời này có một điều vô hình, nhưng ngũ quan có thể tri nhận được, nghĩa là nhìn, nghe, ngửi, nếm và đụng. Đó là Tình Yêu ; và Thiên Chúa là Tình Yêu ; tình yêu con người phản ánh tình yêu Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong tình yêu của con người, Vì “ở đâu có tình yêu, ở đó có Thiên Chúa hiện diện” (Ubi caritas et amor, Deus ibi est)

Như thế, đối tượng đích thật của Ngũ Quan là những thực tại vô hình; chính vì vậy, chúng ta có thể “áp dụng ngũ quan” vào việc cầu nguyện với Lời Chúa, vì trong cách cầu nguyện này, chúng ta cũng được mời gọi hiểu và cảm nếm “những thực tại vô hình”. Và điều chúng ta cảm nhận là thực tại, là sự thật nhưng thuộc bình diện vô hình, chứ không phải là ảo tưởng hay là sản phẩm của trí tưởng tưởng. Như thế, chúng ta cũng có thể chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể bằng ngũ quan. Tương tự như Sáng Tạo, bản văn Kinh Thánh ẩn chứa Ngôi-Lời; vì thế, mỗi người chúng ta được mời gọi đích thân “thưởng nếm”, nghĩa là “áp dụng ngũ quan” khi cầu nguyện.

 Ơn gọi của ngũ quan
Và phương pháp áp dụng áp quan trong cầu nguyện với một trình thuật Tin Mừng

(Khởi đi từ năng động của lòng ước ao, khác với lòng ham muốn,
và từ hình ảnh Thiên Chúa có trong chốn sâu thẳm của con người)

 

  Ngũ quan Thể lý Nhân bản, nhân linh Thiêng liêng, thần linh
Từ xa  

Nhìn

– Sự vật để thụ hưởng hay loại bỏ.

– Con người: ngoại hình, đối tượng thỏa mãn nhu cầu, của lòng ham muốn.

– Sự thật trần trụi về hành vi (người phụ nữ ngoại tình)

– Là quà tặng, kỉ niệm nói lên sự hiện diện của ai đó.

– Ngôi vị tự do và có lòng ước ao; có ơn gọi riêng, có quá khứ và những vấn đề riêng, có hành trình riêng cần tôn trọng.

– Sự thật về ngôi vị: một con người bất hạnh đang đau khổ.

– Là ân huệ của Thiên Chúa, diễn tả sự hiện diện của Thiên Chúa.

– Là hình ảnh của Thiên Chúa, là con Thiên Chúa, là anh chị em của mình.

 

Nghe

– Tiếng động.

– Chữ viết; vì chữ viết ghi lại âm thanh.

– Hài hòa của âm thanh làm nên giai điệu và ý nghĩa.

– Cấu trúc văn phạm (qui luật kết nối các yếu tố) của câu, của bản văn truyền đạt ý nghĩa, sứ điệp.

– Thế giới sáng tạo cũng có qui luật kết nối rất chặt chẽ, nói lên ý nghĩa, vẻ đẹp (x. Tv 19).

– Đức Khôn ngoan.

– Ngôi Lời Thiên Chúa.

Gần gũi  

Cảm
(Ngửi

– Mùi thơm của hương hoa

 

 

– “Thơm nhau”

– Khả năng cảm nhận sự “thơm tho” của những điều cao quí, những nhân đức, nhất là những gì làm phát sinh sự sống, nuôi dưỡng sự sống, phục hồi sự sống. Bởi vì sự sống thì “thơm tho” sự chết thì không thơm.

– Sự “thơm tho” của ngôi vị, của con tim, vì “hữu xạ tự nhiên hương”.

– Mùi thơm của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa.

Ø  là Chân, Thiện, Mỹ.

Ø  là Tình Yêu.

Ø  là sự sống.

– “Nếm mùi sung mãn vinh quang, như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ” (Is 66, 11).

 

Nếm

– Thưởng nếm đồ ăn, đồ uống – Thưởng thức tương quan tình yêu, tình bạn; bởi vì con người sống không chỉ bằng bánh, nhưng còn bằng lời đón nhận, cảm thông, tha thứ, yêu thương.

– Tương quan giữa chúng ta cũng có đủ thứ vị : chua, cay, đắng, ngọt, bùi….

– Thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc, hội họa…

– Dịu ngọt của Lời Chúa, của tình yêu Thiên Chúa.

– Chẳng hạn Lời Chúa là ánh sáng « dịu êm ».

Đụng – Thể xác – Trái tim, tâm hồn – Ơn an ủi thiêng liêng.
    Hữu hình ( bề ngoài) Vô hình (chiều sâu)

 

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc