Chủ đề: Mạng xã hội & Đức khiết tịnh của đời sống Thánh hiến
Lm by fr. Nguyen Hoang Vinh, OP
1. Khởi động
- Mạng xã hội là gì? Có bao nhiêu mạng xã hội?
- Có nên sử dụng MXH không: Có %? Không %?
- Giáo hội/GH Việt Nam nói gì về mxh?
- Đức khiết tịnh là gì và để làm gì?
- Network – Jesus’ net – Nết – Nữ tu hay nữ tù?
Trong xã hội ngày nay, chiếc điện thoại trở thành “vật bất ly thân” của hầu hết mọi người. Từ văn phòng cho đến ngoài đường, từ quán cà phê đến tận phòng khách phòng ăn, đâu đâu chúng ta cũng thấy cảnh những người cắm cúi vào chiếc màn hình điện thoại. Một trong những điều khiến cho chiếc điện thoại trở nên hấp dẫn không phải bởi “sự sành điệu” làm dáng của kẻ cầm chiếc siêu phẩm nhưng chính là những ứng dụng, đặc biệt những nội dung giải trí nhanh, rẻ mà chiếc điện thoại có thể mang lại. Các nội dung đó được truyền đi bằng internet qua các ứng dụng gọi là Mạng Xã Hội (MXH).
MXH và đời tu là một chủ đề nóng hổi. Chỉ tìm kiếm cụm từ này, trong 0.34 giây cho ra 94.700 kết quả. Trong buổi thảo luận hôm nay chúng ta thử xem liệu MXH có ảnh hưởng đến “nhà tu” không? Và nếu có thì ảnh hưởng theo cách nào: có lợi hay có hại? Cụ thể, MXH có tương quan thế nào đến “đức khiết tịnh” trong đời tu?
2. Khái niệm
a. MXH là gì? Internet – Jesus’ net – Nết
Internet hay mạng Internet được hiểu đơn giản là hệ thống toàn cầu, cho phép mọi thiết bị trong mạng lưới – network này kết nối với nhau.
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các … dựa trên đường truyền Internet.
b. Những khái niệm
#Hagstag: được giới thiệu bằng ký hiệu số hoặc ký hiệu #, là một loại thẻ siêu dữ liệu được sử dụng trên các mạng xã hội như Twitter,… để giúp tìm kiếm nhanh những chủ đề liên quan.
Like: hiểu một cách đơn giản là cách để người dùng thể hiện sự quan tâm với một nội dung bất kỳ trên Facebook.
Emoji: Emoji là hình ảnh, biểu tượng, con vật, hoặc đồ vật được thiết kế cụ thể để mô tả cảm xúc, …
Trend: hiểu đơn giản là xu hướng thịnh hành, phổ biến của một vấn đề trong đời sống xã hội và lĩnh vực cụ thể.
c. Những nhân vật của MXH
- Cristina
- Phương đình Toại // Vũ thế Toàn // Khắc Hy // Pope
- Hồng Quế
- Đen
Dễ dàng nổi tiếng, dể dàng tiếp cận nhiều người hơn nhưng cũng dễ dẫn đến “ảo tưởng sức mạnh” và gây chú ý đến mình hơn mục tiêu “hướng Chúa”.
3. Quan điểm của GH về MXH
Mxh là con dao hai lưỡi
Sắc lệnh Inter Mirifica[1] – Giữa Những Điều Kỳ Diệu (IM) của Công Đồng Vaticanô II năm 1963 mời gọi mọi người xem các phương tiện truyền thông xã hội là ân ban kỳ diệu của Thiên Chúa và đưa ra nhiều hướng dẫn căn bản cho những ai sử dụng phương tiện truyền thông, cũng như đề nghị nhiều phương pháp cụ thể nhằm bảo đảm rằng Giáo Hội phải nhanh chóng đưa các phương tiện truyền thông vào việc phục vụ trong những hình thức đa dạng phù hợp cho việc mục vụ tông đồ (x. số 3). Muốn đạt được điều này, cần phải đào tạo đúng lúc những linh mục, tu sĩ và giáo dân để họ có đầy đủ kinh nghiệm thích đáng trong việc sử dụng những phương tiện này.
Trong tài liệu Đạo Đức Trong Truyền Thông[2] do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội ban hành năm 2000 chỉ rõ ra rằng: cho dù các việc truyền thông có đưa tới những hậu quả ngoài ý muốn, nhưng chính con người vẫn có sự lựa chọn sử dụng các phương tiện ấy vào các mục đích tốt hay xấu, theo phương cách tốt hay xấu.3 Vì thế thay vì lạm dụng các phương tiện truyền thông xã hội để gây chia rẽ và cô lập, người ta có quyền và có khả năng sử dụng theo cách thế tích cực, xây dựng và sáng tạo nhằm liên kết con người thành những cộng đồng có sự đồng cảm và mối bận tâm chung, đồng thời phục vụ cho những lợi ích lớn lao nhất của toàn nhân loại.
4. MXH và đời tu/cụ thể đức khiết tịnh
Trước khi chúng ta tìm hiểu xem MXH tác động thế nào đến đức thanh khiết nhà tu, nên chăng cần phải xác định lại với nhau một cách rõ ràng về quan niệm đức thanh khiết.
a. Đức khiết tịnh: quan điểm & mục đích?
– Thanh khiết tịnh theo nguyên nghĩa:
Tiếng Latinh, chúng ta thấy có tới ít là bốn từ: Castitas. Continentia. Coelibatus. Virginitas, và có thể dịch ra hơn một chục từ tương đương: nhân đức đồng trinh, thanh sạch; tinh tuyền, thanh khiết, trinh khiết, thanh tịnh, trong trắng, trinh bạch, trinh tiết; tiết độ, tiết dục, chế dục; độc thân, vv…
- Castitas: do tính từ castus (thoát khỏi, không bị đụng tới), là một nhân đức điều hành việc xử dụng những khoái lạc nhục dục dựa theo những tiêu chuẩn của lý trí và đức tin (xc. GLCG số 2341). Dành cho tất cả mọi người phải giữ khiết tịnh tùy theo bậc sống của mỗi người
- Continentia (bởi động từ continere: kìm hãm) nói về việc kiêng cữ trong phạm vi ái ân vợ chồng.
- Coelibatus: là độc thân, không lập gia đình.
- Virginitas: trinh khiết, thường chỉ dành cho nữ giới, nói về những người duy trì đức tin chung thuỷ (xc. Kh 14,3-5). Tuy các tu sĩ buộc giữ khiết tịnh nhưng không nhất thiết phải “trinh khiết”, bởi vì đời tu cũng mở rộng cho cả những người goá bụa.
– Khiết tịnh dành cho ai?
Castitas (khiết tịnh) là một nhân đức chung cho hết mọi người, bất kỳ trong bậc sống nào. Như chúng ta sẽ biết có nhiều lý do đưa tới việc sống độc thân. Do đó, nhằm diễn tả một cách chính xác hơn về nếp sống đặc biệt của các tu sĩ, cần phải thêm một tính từ chẳng hạn như: castitas consecrata (khiết tịnh tận hiến), virginitas consecrata (trinh khiết tận hiến), continentia perfecta (tiết chế hoàn toàn), castitas propter regnum Dei (khiết tịnh vì Nước trời).
– Khiết tịnh trong đời tu:
“Thất tình đi tu”? kiểu nhiều người thường hiểu, là một tình trạng xã hội hơn là tu đức.
Trong quá khứ, khi bàn đến đức khiết tịnh thường nhấn mạnh tới những khía cạnh tiêu cực là sự khước từ, những cám dỗ, hơn là vạch ra những giá trị của sự khiết tịnh, nhấn mạnh tới sự từ bỏ, tới những cám dỗ và tìm hết cách đề phòng mà quên đi rằng còn có những tội nặng hơn nhiều, nhất là tội nghịch nhân đức thương yêu!
Do đó, nếu muốn coi sự khiết tịnh như là một lời khuyên Phúc âm thì cần phải tìm về căn bản Kinh thánh, được nhìn trong những giá trị trị tích cực của nó, đặt trong bối cảnh của tình yêu, là một nhân tố ảnh hưởng tới sự triển nở tâm lý của con người. Sự khiết tịnh mà chúng ta đang bàn ở đây là một hồng ân của Chúa ban. Hồng ân khiết tịnh cũng như hồng ân của các lời khuyên Phúc âm khác là một thiện ích dành cho toàn Giáo hội và nhân loại; nó có giá trị dấu chỉ và chứng tá, xét trong tương quan với đức Kitô, với Nước Chúa, với Hội thánh, với các giá trị nhân bản (tựa như tình yêu, hôn nhân, phái tính, thân thể).
Sự khiết tịnh lấy đức Giêsu làm khuôn mẫu: Người muốn dành hết tâm lực cho việc phục vụ Nước Thiên Chúa. Ngày nay, khi tuyên giữ khiết tịnh vì Nước Trời, tu sĩ cũng muốn bắt chước đức Kitô, dâng trót đời mình để mang tình yêu Chúa đến cho tha nhân, diễn tả lại tình yêu của Ngài đến nỗi hiến mạng cho người yêu. Người tu sĩ bắt chước Đức Kitô bởi vì yêu mến.
b. MXh và đức khiết tịnh
Như đã nhắc đến ở trên, đức khiết tịnh đời tu là nhằm đến khả năng tự do yêu thương một cách quảng đại và mxh là cửa mở cho ta thấy một thế giới đầy hào hứng và quyến rũ, với một ảnh hưởng giáo dục rất lớn. Nhưng không phải mọi sự ở bên kia cánh cửa đều an toàn, lành mạnh và chân thật. Internet trao vào tay người trẻ ở một độ tuổi quá sớm cái khả năng vô hạn để làm điều tốt hay làm điều xấu cho bản thân mình và cho người khác. Do đó, việc sử dụng MXH như thế nào để tận dụng tối đa khả năng yêu thương và sống trưởng thành là một thách đố lớn mà chúng ta không thể tránh né. Đâu là những tác động cần tránh và đâu là điểm “lợi” cần tận dụng.
c. Thách đố của MXH đến đức thanh khiết
- Mất thời gian: Sử dụng mxh có thể gây nghiện và làm cho tu sĩ chểnh mảng những bổn phận thiêng liêng có lợi cho đời sống thánh hiến. Thường xuyên truy cập, tương tác thì có nhiều bạn ảo nhưng không có thời gian cho tình bạn ngoài đời.
- Hate speech: Những cộng đoàn tu trì hoặc tổ chức tôn giáo dễ trở thành đối tượng bị công kích trên mxh. Ngay cả những nhóm nhỏ hoặc các thành viên trong cộng đoàn cũng có thể trở thành nạn nhân của những trò công kích, nói xấu nhau trên diễn đàn. Khi tham gia quá nhiều và theo dõi những nội dung này, tu sỹ trẻ có thể bị hoang mang và đôi khi dẫn đến tâm lý nghi ngờ hay ghét bỏ, thậm chí “nhiễm” thói quen công kích. (phải chănng đây cũng là lý do Facebook bỏ dấu dislike)
- Gây đổ vỡ cộng đoàn: mxh có thể giúp kết nối nhưng thành viên cùng suy nghĩ lại với nhau nhưng cũng có khả năng gây đổ vỡ cộng đoàn. Việc thảo luận online có thể dẫn đến những lối “thông diễn” khác nhau về sứ điệp tôn giáo hay giáo huấn Giáo hội có thể gây ra những bất đồng sâu sắc và làm tổn thương chính cộng đoàn của những thành viên đó. Ví dụ việc cố tình hiểu sai cách phát biểu của nhau trên trang giaoluatconggiao. Có nguy cơ rao truyền về mình thay vì về Chúa. Mang nội vi cộng đoàn lên không gian mạng. Trở thành nạn nhân sùng bái chính mình.
- Thiếu độ “sạch”: FAKE NEWS & DRAMA mxh truyền bá nhiều thông tin sai sự thật hoặc cố ý giải thích sai những điểm thần học làm tổn hại đến niềm tin và thực hành tôn giáo của rất nhiều người. bên cạnh đó, phần lớn các trang mxh bày tỏ quan điểm của một cá nhân và những phỏng đoán mang tính chủ quan, hoài bảo của một người. Do đó, khó có thể xem đó như là tiêu chuẩn hay khuôn mẫu áp dụng cho những cộng đoàn đa dạng của hội dòng.
Những drama phơi bày đời cách phiến diện đời sống cộng đoàn, thậm chí “lỗi luật nội vi trên mạng” qua việc live stream các ngóc ngách của phòng ở, tu viện cũng cần lưu ý.
Ngoài ra, những nội dung mang tính khiêu dâm hay mại dâm hoặc lệch lạc phái tính cũng được trình bày cách khéo léo trên không gian mạng, cộng với những lý lẽ thuyết phục của AI (trí tuệ nhân tạo) dễ dẫn con người đến những phán đoán lệch lạc về phẩm gía con người, nhất là phẩm giá phụ nữ.
d. Dùng mxh đúng cách
Trước những nguy cơ như thế, phải chăng nên cấm các tu sỹ sử dụng MXH? Không !
- Xây dựng cộng đoàn: MXH giúp các cá nhân kết nối với người khác để chia sẻ niềm tin của mình dù cho có cách biệt không gian. Điều này giúp củng cố tinh thần cộng đoàn, chia sẻ, động viên nhau trong những việc đạo đức cũng như tham gia vào những thảo luận có lợi cho niềm tin.
- Khích lệ và truyền cảm hứng: mxh là nền tảng giúp chia sẻ những chứng từ và thông điệp hy vọng giúp người khác có thể lấy cảm hứng và động lực vượt lên những khó khăn để sống tốt.
- Chia sẻ tài nguyên, tin tức và cùng nhau thi hành sứ vụ: Cập nhật tức thì tin tức, chia sẻ những nội dung tích cực,
- Loan báo Tin mừng: MXh là một không gian mở, phi thời gian, phi văn hóa và đa chiều nên cũng là mảnh đất, biện cương màu mỡ để loan báo Tin mừng. Những tu sỹ sống thành công đoàn, không khinh chê đời sống gia đình, nhưng chọn sống như dấu chỉ nước trời
ĐTC Gio-an Phao-lô II cũng đã gửi đi sứ điệp “Internet: Diễn đàn mới để Loan Báo Tin Mừng” vào ngày 24-1-2002, nhân dịp tổ chức Ngày Thế giới Truyền thông thứ 36. Ngài đã mô tả “Diễn đàn Internet” như sau: “Internet quả là một “diễn đàn” mới, hiểu theo nghĩa của Rô-ma cổ, là một địa điểm công cộng nơi đó các việc chính trị và thương mại được tiến hành, các bổn phận tôn giáo được chu toàn, nhiều sinh hoạt xã hội được diễn ra, và những gì tốt đẹp nhất và tệ hại nhất trong bản tính nhân loại được phô bày ra.”
5. Kết luận
MXH có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với tôn giáo và văn hóa. Về mặt tích cực, mxh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải sứ điệp tôn giáo và niềm tin đến một lượng độc giả/khán giả đông đảo hơn và nhanh chóng hơn. Chúng cũng là công cụ hữu ích cho các dòng tu, giúp các thành viên cập nhật, chia sẻ và trao đổi cho nhau những gia sản, tinh thần và sứ vụ chung. Đồng thời, mxh cũng là một nền tảng thuận tiện để hội dòng chia sẻ rộng rãI đến nhiều người hơn về niềm tin, sứ mạng và lối sống của Dòng. Về mặt tiêu cực, mxh về căn bản giúp cho doanh nghiệp trở nên nổi tiếng và thương mại hóa bản thân, đây cũng tiêm ẩn nguy cơ khi dòng tu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến việc đánh mất giá trị & sứ mạng căn cốt của dòng. Hơn nữa, việc thương mại hóa tình dục phụ nữ trên các nền tảng mxh tác động xấu đến quan niệm giới tính lành mạnh và thậm chí nhầm lẫn về giới tính nơi các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ theo đuổi đời sống tu trì. Do đó, chúng ta phải hết sức thận trọng bảo vệ chính mình trước những ảnh hưởng tiêu cực của mxh đến tính chính danh của mỗi người trước những ảnh hưởng tiêu cục của mxh đến đời sống tu trì.
Tham Khảo
Ntu Ngoc Lan, FMM (1/1/2022). Mạng xã Hội và Người trẻ sống đời Thánh Hiến.
https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/mang-xa-hoi-va-nguoi-tre-song-doithanh-hien-44328
Phan Tấn Thành (19/8/2019). Những yếu tố cốt yếu của đời tu II: Đức Khiết tịnh.
https://catechesis.net/nhung–yeu–to–cot–yeu–cua–doi–tu–muc–ii–khiet–tinh/
Vatican (2000). Đạo đức trong truyền thông – Tài liệu hướng dẫn của Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội. https://hdgmvietnam.com/chi–tiet/dao–ductrong–truyen–thong–tai–lieu–huong–dan–cua–hoi–dong–giao–hoang–ve–truyenthong–xa–hoi–45979
Vatican (26/7/2016). Pope Francis warns nuns: “be wary of social media”. https://www.italianinsider.it/?q=node/4104
Vatican (4/12/1963). Decree on the media of social communications https://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/document s/vat–ii_decree_19631204_inter–mirifica_en.html
[1] Vatican Council and Gregory Bainbridge. Decree on the Means of Mass Communication: Inter Mirifica. London: Catholic Truth Society, 1967.
[2] Vatican (4-6-2000). Ngày Quốc tế Truyền thông, cũng là ngày Năm Thánh dành cho những người làm báo. 3 Vatican, (2000). Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội. Đạo Đức Trong Truyền Thông. số 1.
Tin cùng chuyên mục
NÓI LỜI THIÊN CHÚA (17.01.2025 – THỨ SÁU TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)
XIN CHO CON ĐƯỢC SẠCH (16.01.2025 – THỨ NĂM TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)
CẦU NGUYỆN VÀ LÀM VIỆC(15.01.2025 – THỨ TƯ TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)
ĐẤNG THÁNH CỦA THIÊN CHÚA (14.01.2025 – THỨ BA TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)