‘Gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào…’ (Gr. 15:16)
Quý Cha và Quý Tu sĩ thân mến,
Thánh Augustinô, khoảng 400 năm sau Chúa Giêsu, đã cùng người môn đệ Chúa yêu, theo chân Chúa Giêsu ‘đi ra núi Cây Dầu’ và khi ‘vừa rạng đông’ theo Người ‘vào lại đền thờ…’ chiêm niệm một sự kiện thiết yếu của ơn cứu độ qua vụ xử người nữ ngoại tình (Ga 8:1-11)… ‘Toàn dân đến với Người, và ngồi xuống, Người giảng dạy cho họ’. Thánh Augustinô đã chứng kiến: ‘Ký lục và Biệt phái dẫn đến một phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang và bắt đứng giữa đám…’ Họ đặt vấn đề, chủ ý cho Chúa mắc bẫy, luật Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà như thế, vậy Thầy dạy sao? Bởi họ cố riết hỏi, Chúa bảo họ: ‘Trong các ông ai vô tội thì hãy ném đá trước hết người này đi!’… ‘Họ nghe thế rồi, thì kẻ trước người sau họ rút lui hết, các kẻ cao niên dẫn đầu, mà để lại một mình Người, và phụ nữ kia đứng ở giữa…’
Thánh Augustinô chiêm niệm chỉ Đấng vô tội, Chúa Giêsu có quyền ‘ném đá’ chị ấy, nhưng Chúa lại phán quyết: ‘Thầy cũng không xử tội con đâu. Đi đi! Và từ nay đừng phạm tội nữa’.
Thánh Augustinô trải nghiệm hiện trường: còn lại người nữ đáng thương và Đấng thương chị. Khái quát hơn: còn lại nỗi khốn cùng (miseria) và lòng thương xót (misericordia). Thiên Chúa đặt trái tim (cor) vào nỗi khốn cùng nhân loại (miseria).
Một
Xuyên suốt lịch sử loài người, Thiên Chúa ‘không mệt mỏi’ (chữ của ĐTC Phanxicô) đặt lòng thương vào nỗi khốn cùng thân phận người: Lòng thương đó là ‘Lời Chúa và Nhiệm Tích’. ‘Lời Chúa và Nhiệm Tích’ còn là hồng ân sự sống thần linh trong mỗi người, như nhựa cây nho thấm nhập nuôi sống các nhánh nho. Toàn thể dân Thiên Chúa sống bằng một nguồn sống gồm hai phương diện ấy: ‘Lời Chúa và Nhiệm Tích’. Không phải giáo sĩ hay tu sĩ có lương thực nào khác hơn và cũng không phải một tín hữu thầm lặng mà thiếu điều gì.
Hai
Lời chủ chăn tháng này xin đề cập phương diện ‘Lời Chúa’. Lời Chúa nằm ở trung tâm đức Tin của Kitô hữu: Lời được ghi lại (Verbum scriptum), Lời nhập thể (Verbum incarnatum), Lời được rao truyền (Verbum praedicatum).
Như một anh hùng ca, Thánh vịnh 115 cất tiếng: ‘Thần tượng của chúng là bạc là vàng, do chính tay phàm nhân đã tạo: Miệng có đó nhưng chúng không nói… và họng chúng không hề phát ra thành tiếng.’ (Tv 115:4.5.7). Tiên tri Baruk xác quyết: ‘Lưỡi của các thần này được một thợ thủ công đánh bóng; chúng đã được dát bằng vàng và bạc, nhưng chúng chỉ là ảo huyền và không thể nói năng’ (Br 6:7). Những lời tiêu biểu này nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của Thiên Chúa hằng sống trong mạc khải Kinh Thánh: Thiên Chúa nói với con người. Điều quan trọng cần khắc ghi là Lời Thiên Chúa trong Cựu Ước chuẩn bị và hướng về biến cố trung tâm của Tân Ước: Lời-Ngôi Lời làm người. ‘Xưa kia Thiên Chúa đã nói với cha ông nơi các tiên tri. Vào thời sau hết, tức là những ngày này, Thiên Chúa đã nói với ta nơi một Người Con’ (Dt 1:1.2)
Ba
Mạc khải Kinh Thánh về Lời không mang tính chất khảo luận lý thuyết nhưng là kinh nghiệm. Kinh nghiệm nhưng không phải là bí truyền. Thiên Chúa nói với những người được chọn, theo nghĩa rộng là các tiên tri, để qua họ, Thiên Chúa nói với toàn dân và với nhân loại. Thiên Chúa nói bằng nhiều cách: bằng thị kiến và các giấc mộng (Ds 12:6), với Môsê cách trực tiếp diện đối diện: ‘Miệng nói, miệng thưa’, bằng những khởi hứng nội tâm ‘xẩy có lời Đức Chúa đến với tôi’ (Gr 1:4). Thiên Chúa còn nói những điều làm nên sự khôn ngoan nhân loại: ‘Pharaô nói với đình thần: Kiếm đâu ra được một người được thần khí của Thiên Chúa ứng cho như thế này?’ và nói với Giuse: ‘Sau khi Thiên Chúa đã tỏ cho khanh biết mọi điều ấy hẳn không có ai sáng suốt khôn ngoan được như khanh’ (Kn 41:38.39).
Yếu tố căn bản là các tiên tri đều ý thức Thiên Chúa nói với mình, cảm nhận Thiên Chúa chiếm lĩnh mình: ‘Tự sau đàn cừu, Đức Chúa đã lấy tôi đem đi và Đức Chúa đã phán bảo tôi: Hãy đi tuyên sấm cho dân ta là Israel’ (Am 7:15). ‘Người đã dụ dỗ tôi, lạy Đức Chúa… Người đã uy hiếp tôi và đã thắng’ (Gr 20:7).
Bốn
Lời Chúa mang hai hiệu quả không thể tách rời và rất mạch lạc: Lời mạc khải và Lời tác động.
Lời Chúa soi sáng hiện tại, đọc lại quá khứ và loan báo tương lai… Thần học gọi là mạc khải.
Lời Chúa mạc khải khuôn vàng thước ngọc cho cuộc sống. Giao ước Sinai là hiến chương tôn giáo và luân lý, diễn tả thành mười ‘Lời’ (Xh 20:1-17), qua đó toàn dân ý thức ‘Thiên Chúa nói’. Thiên Chúa truyền cho Môsê: ‘Hội dân lại cho Ta để Ta cho chúng nghe biết các lời của Ta… mười lời dạy’ (Tl 4:10.13). Lề luật mang tính chất ‘Lời Chúa’ nên các hiền nhân và các vịnh gia nhìn nhận lề luật là suối nguồn hạnh phúc: ‘Kẻ chú tâm nghe lời sẽ tìm thấy hạnh phúc’ (Cn 16:20).
Lời Chúa mạc khải Thiên Chúa và hành động của Người: ‘Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà tôi mọi’ (Xh 20:2). Nếu dân Israel tôn thờ Thiên Chúa duy nhất, đó không do sự khôn ngoan loài người, mà vì Đức Chúa đã nói với cha ông họ, sau đó với Môsê, để tự mạc khải là Đấng Duy Nhất (Xh 3:13-15). Theo dòng lịch sử, Lời Chúa sẽ soi sáng tiệm tiến chiều sâu ẩn tàng. Dân Chúa nhận thức Thánh ý Thiên Chúa trong các biến cố trên đời dựa trên sứ điệp các tiên tri, được trải rộng trong nỗ lực dòng suy tư khôn ngoan. Tất cả là thành quả từ Lời Chúa.
Lời Chúa vượt qua giới hạn thời gian, vén màn cho thấy trước tương lai. Dân Israel trong ánh sáng của Lời từng bước đi tới hoàn tất ý định Thiên Chúa. Thiên Chúa phán cùng Abram: ‘Dòng giống ngươi sẽ ngụ nhờ nơi thửa đất không thuộc về chúng. Người ta sẽ bắt chúng làm tôi. Ta sẽ xét xử, và sau đó chúng sẽ ra đi với nhiều của cải’ (Kn 15:13.14). Lời Chúa còn đi xa hơn khi hướng về ‘thời cuối cùng’, Thiên Chúa thực hiện trọn vẹn những lời hứa và ý định yêu thương của Người.
Khi Thiên Chúa nói, Chúa tác động. Đó là Lời hiệu nghiệm. Lời sinh hiệu quả như đã tiên báo: ‘Lời của Ta, một khi đã xuất tự miệng Ta, sẽ không về lại với Ta, hư luống, nếu không thực hiện điều Ta đã muốn, nếu không đạt được sự Ta sai làm’ (Is 55:11).
Lời Chúa tiếp tục thể hiện tác động tạo dựng: ‘Thiên Chúa đã phán: Hãy có ánh sáng và ánh sáng đã có’ (Kn 1:3). Lời ban sự sống, manna bởi trời bảo tồn sự sống các tín hữu: ‘Người ta không sống nhờ bánh mà thôi, nhưng người ta sống nhờ bằng mọi điều xuất ra từ miệng Đức Chúa’ (Tl 8:3).
Lịch sử Israel là sự hoàn thành các lời Thiên Chúa hứa: ‘Ta làm ứng nghiệm lời Ta đã thề với cha ông các ngươi, là ban cho chúng đất tràn lan sữa và mật’ (Gr 11:5). ‘Sữa và mật’ vào ‘thời sau hết’ sẽ được Đấng là ‘Lời đã thành xác phàm’ (Ga 1:14), là ‘Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Ngài sẽ thông tri’ (Ga 1:18).
Năm
Thuật ngữ ‘Lời Chúa’ hiếm gặp trong các sách Tin Mừng, nhưng được dùng nhiều trong sách Tông đồ Công vụ, trong các thơ Thánh Phaolô, các thơ chung… Sứ điệp Kitô còn dùng thuật ngữ ‘Lời Đức Chúa’, ‘Lời Chúa Kitô’.
Các Tông đồ, được đầy Thánh Thần, rao giảng Lời với nội dung tập trung vào cuộc đời, giáo huấn, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Tận tụy phục vụ Lời, các Tông đồ loan báo, giảng dạy để Lời được nghe và được nhận. ‘Sứ điệp Kitô’ nhấn mạnh nguồn gốc sứ điệp từ Thiên Chúa, công trình cứu độ Thiên Chúa thực hiện trong Chúa Kitô nhập thể, chết và sống lại… làm nên ‘Kérygma’ hay ‘Tin Mừng’, sức mạnh ‘Vượt Qua’. ‘Lời Thiên Chúa tiến mạnh’ (TđCv 6:7).
‘Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha…’, ‘Lời đã thành xác phàm’ là Chúa Giêsu. Thiên Chúa tuyệt đối đã bước vào trần gian, vào lịch sử nhân loại. ‘Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến, về Lời sự sống, và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng…’ (1Ga 1:1.2)
Mầu nhiệm sâu thẳm Tông đồ Chúa yêu chia sẻ về Đấng yêu thương mình, Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, là Lời hiện thân Chúa Cha. Nơi Chúa Giêsu kết tinh bản chất và mọi biểu hiện của Lời Chúa trong công trình tạo dựng, trong lịch sử, trong thành tựu ơn cứu độ. Giêsu-Ngôi Lời, hằng hữu cùng Chúa Cha, là ‘Nguyên Thủy’ và là Thiên Chúa, phá tan bóng tối tri thức và luân lý của thế gian, soi sáng mầu nhiệm về Chúa Cha và Thánh Thần (Ga 14:9.26). ‘Ngôi Lời đã làm người và chúng ta đã được ngắm vinh quang của Người’ (Ga 1:14). Tông đồ Gioan nói về Thầy mình không đơn thuần một sứ điệp mà chiêm ngắm mối thân thương độc đáo của Thầy với Chúa Cha.
Chúa Giêsu loan Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Người đem vào trần gian ân sủng và sự thật. Dân chúng nhìn nhận Người là một tiên tri, một tôn sư, giảng dạy với ‘uy quyền’. Chân lý xuất phát tự chính Người bền vững: ‘Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói sẽ không bao giờ qua đi’ (Mt 24:35). Xác định này đưa đến mầu nhiệm… Tông đồ Gioan cho biết Chúa Giêsu nói lời Thiên Chúa (Ga 3:34), ‘Cha đã dạy Ta làm sao, Ta nói vậy’ (Ga 8:28). Chính vì thế ‘Lời Ta đã nói với các ngươi là Thần khí và là sự sống’ (Ga 6:63). Chúa Giêsu xác tín mình làm một trong Cha (x. Ga 10:30), nên nâng tầm lời của Người và chính Người thành đối tượng lòng tin và nguồn sống: ‘Cha yêu mến Con và đã ban cho mọi sự trong tay Ngài. Kẻ nào tin vào Con, thì có sự sống đời đời’ (Ga 3:35.36): ‘Hãy nghe lời Ta’ (Ga 5:24), ‘Ai thuộc về sự thật thì nghe được tiếng Ta’ (Ga 18:37), ‘Hãy giữ lời Ta’ (14:23), ‘Hãy giữ điều răn của Ta’ (Ga 15:10).
Chúa Giêsu mạc khải Người là Thiên Chúa qua các phép lạ. Lời Chúa thanh tẩy tội lỗi (Mt 9:1-7). Chúa truyền ban quyền năng phi thường cho nhóm mười hai. Lời thiết lập Giao Ước mới: ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta’… ‘Hãy uống chén này hết thảy, vì này là Máu Ta, máu Giao ước đổ ra vì nhiều người để nên ơn tha tội’ (Mt 26:26-28). Người đưa nhân loại vào cuộc khải hoàn chung cuộc: ‘Tôi đã thấy trời mở ra… Người mặc chiến bào nhúng máu, và danh hiệu gọi Người là Lời Thiên Chúa… Phúc thay và thánh thiện dường nào, kẻ được thông phần vào cuộc phục sinh thứ nhất’ (Kh 19:11.13; 20:6).
Anh chị em thân mến,
Giáo hội, vâng lệnh Chúa truyền, công bố Tin Mừng cứu độ mà Chúa Giêsu đã khởi đầu. Giáo hội phát triển làm một với sự tăng trưởng của Lời cứu độ. Dù người đời giam tù xiềng xích các Tông đồ nhưng không thể xiềng xích Lời Thiên Chúa, ‘Lời cứu độ’, ‘Lời sự sống’… Lời của Đấng đã được Chúa Cha tôn vinh là ‘Chúa’ (Phil 2:11) ngự bên hữu Chúa Cha, được nói qua các Tông đồ, và Chúa ‘củng cố Lời bởi những phép lạ kèm theo’ (Mc 16:20).
Đứng trước Lời Chúa, ‘Ngôi Lời làm Người’…, bóng tối không đón nhận (x. Ga 1:5), thế gian không nhận biết (x. Ga 1:10), cả người nhà của Chúa cũng không tiếp nhận (x. Ga 1:11)… Lời rơi vào cuộc thương khó… vì bị cho là ‘sống sượng’ (Ga 6:60). Tuy nhiên, những ai ‘tin vào Thánh Danh’ (Ga 1:12) sẽ ‘do sự sung mãn của Người… lãnh nhận trùng điệp ân sủng’ (Ga 1:16), được làm con Thiên Chúa (x. Ga 1: 12).
Ta suy tư thế nào và sẽ làm gì… trước lời các Tông đồ ngỏ với cộng đoàn: ‘Chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời’ (TđCv 6:4)?
Thánh Augustinô, khoảng 400 năm sau Chúa Giêsu, đã cùng người môn đệ Chúa yêu, theo chân Chúa Giêsu ‘đi ra núi Cây Dầu’ và khi ‘vừa rạng đông’ theo Người ‘vào lại đền thờ…’ chiêm niệm một sự kiện thiết yếu của ơn cứu độ qua vụ xử người nữ ngoại tình (Ga 8:1-11)… ‘Toàn dân đến với Người, và ngồi xuống, Người giảng dạy cho họ’. Thánh Augustinô đã chứng kiến: ‘Ký lục và Biệt phái dẫn đến một phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang và bắt đứng giữa đám…’ Họ đặt vấn đề, chủ ý cho Chúa mắc bẫy, luật Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà như thế, vậy Thầy dạy sao? Bởi họ cố riết hỏi, Chúa bảo họ: ‘Trong các ông ai vô tội thì hãy ném đá trước hết người này đi!’… ‘Họ nghe thế rồi, thì kẻ trước người sau họ rút lui hết, các kẻ cao niên dẫn đầu, mà để lại một mình Người, và phụ nữ kia đứng ở giữa…’
Thánh Augustinô chiêm niệm chỉ Đấng vô tội, Chúa Giêsu có quyền ‘ném đá’ chị ấy, nhưng Chúa lại phán quyết: ‘Thầy cũng không xử tội con đâu. Đi đi! Và từ nay đừng phạm tội nữa’.
Thánh Augustinô trải nghiệm hiện trường: còn lại người nữ đáng thương và Đấng thương chị. Khái quát hơn: còn lại nỗi khốn cùng (miseria) và lòng thương xót (misericordia). Thiên Chúa đặt trái tim (cor) vào nỗi khốn cùng nhân loại (miseria).
Một
Xuyên suốt lịch sử loài người, Thiên Chúa ‘không mệt mỏi’ (chữ của ĐTC Phanxicô) đặt lòng thương vào nỗi khốn cùng thân phận người: Lòng thương đó là ‘Lời Chúa và Nhiệm Tích’. ‘Lời Chúa và Nhiệm Tích’ còn là hồng ân sự sống thần linh trong mỗi người, như nhựa cây nho thấm nhập nuôi sống các nhánh nho. Toàn thể dân Thiên Chúa sống bằng một nguồn sống gồm hai phương diện ấy: ‘Lời Chúa và Nhiệm Tích’. Không phải giáo sĩ hay tu sĩ có lương thực nào khác hơn và cũng không phải một tín hữu thầm lặng mà thiếu điều gì.
Hai
Lời chủ chăn tháng này xin đề cập phương diện ‘Lời Chúa’. Lời Chúa nằm ở trung tâm đức Tin của Kitô hữu: Lời được ghi lại (Verbum scriptum), Lời nhập thể (Verbum incarnatum), Lời được rao truyền (Verbum praedicatum).
Như một anh hùng ca, Thánh vịnh 115 cất tiếng: ‘Thần tượng của chúng là bạc là vàng, do chính tay phàm nhân đã tạo: Miệng có đó nhưng chúng không nói… và họng chúng không hề phát ra thành tiếng.’ (Tv 115:4.5.7). Tiên tri Baruk xác quyết: ‘Lưỡi của các thần này được một thợ thủ công đánh bóng; chúng đã được dát bằng vàng và bạc, nhưng chúng chỉ là ảo huyền và không thể nói năng’ (Br 6:7). Những lời tiêu biểu này nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của Thiên Chúa hằng sống trong mạc khải Kinh Thánh: Thiên Chúa nói với con người. Điều quan trọng cần khắc ghi là Lời Thiên Chúa trong Cựu Ước chuẩn bị và hướng về biến cố trung tâm của Tân Ước: Lời-Ngôi Lời làm người. ‘Xưa kia Thiên Chúa đã nói với cha ông nơi các tiên tri. Vào thời sau hết, tức là những ngày này, Thiên Chúa đã nói với ta nơi một Người Con’ (Dt 1:1.2)
Ba
Mạc khải Kinh Thánh về Lời không mang tính chất khảo luận lý thuyết nhưng là kinh nghiệm. Kinh nghiệm nhưng không phải là bí truyền. Thiên Chúa nói với những người được chọn, theo nghĩa rộng là các tiên tri, để qua họ, Thiên Chúa nói với toàn dân và với nhân loại. Thiên Chúa nói bằng nhiều cách: bằng thị kiến và các giấc mộng (Ds 12:6), với Môsê cách trực tiếp diện đối diện: ‘Miệng nói, miệng thưa’, bằng những khởi hứng nội tâm ‘xẩy có lời Đức Chúa đến với tôi’ (Gr 1:4). Thiên Chúa còn nói những điều làm nên sự khôn ngoan nhân loại: ‘Pharaô nói với đình thần: Kiếm đâu ra được một người được thần khí của Thiên Chúa ứng cho như thế này?’ và nói với Giuse: ‘Sau khi Thiên Chúa đã tỏ cho khanh biết mọi điều ấy hẳn không có ai sáng suốt khôn ngoan được như khanh’ (Kn 41:38.39).
Yếu tố căn bản là các tiên tri đều ý thức Thiên Chúa nói với mình, cảm nhận Thiên Chúa chiếm lĩnh mình: ‘Tự sau đàn cừu, Đức Chúa đã lấy tôi đem đi và Đức Chúa đã phán bảo tôi: Hãy đi tuyên sấm cho dân ta là Israel’ (Am 7:15). ‘Người đã dụ dỗ tôi, lạy Đức Chúa… Người đã uy hiếp tôi và đã thắng’ (Gr 20:7).
Bốn
Lời Chúa mang hai hiệu quả không thể tách rời và rất mạch lạc: Lời mạc khải và Lời tác động.
Lời Chúa soi sáng hiện tại, đọc lại quá khứ và loan báo tương lai… Thần học gọi là mạc khải.
Lời Chúa mạc khải khuôn vàng thước ngọc cho cuộc sống. Giao ước Sinai là hiến chương tôn giáo và luân lý, diễn tả thành mười ‘Lời’ (Xh 20:1-17), qua đó toàn dân ý thức ‘Thiên Chúa nói’. Thiên Chúa truyền cho Môsê: ‘Hội dân lại cho Ta để Ta cho chúng nghe biết các lời của Ta… mười lời dạy’ (Tl 4:10.13). Lề luật mang tính chất ‘Lời Chúa’ nên các hiền nhân và các vịnh gia nhìn nhận lề luật là suối nguồn hạnh phúc: ‘Kẻ chú tâm nghe lời sẽ tìm thấy hạnh phúc’ (Cn 16:20).
Lời Chúa mạc khải Thiên Chúa và hành động của Người: ‘Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà tôi mọi’ (Xh 20:2). Nếu dân Israel tôn thờ Thiên Chúa duy nhất, đó không do sự khôn ngoan loài người, mà vì Đức Chúa đã nói với cha ông họ, sau đó với Môsê, để tự mạc khải là Đấng Duy Nhất (Xh 3:13-15). Theo dòng lịch sử, Lời Chúa sẽ soi sáng tiệm tiến chiều sâu ẩn tàng. Dân Chúa nhận thức Thánh ý Thiên Chúa trong các biến cố trên đời dựa trên sứ điệp các tiên tri, được trải rộng trong nỗ lực dòng suy tư khôn ngoan. Tất cả là thành quả từ Lời Chúa.
Lời Chúa vượt qua giới hạn thời gian, vén màn cho thấy trước tương lai. Dân Israel trong ánh sáng của Lời từng bước đi tới hoàn tất ý định Thiên Chúa. Thiên Chúa phán cùng Abram: ‘Dòng giống ngươi sẽ ngụ nhờ nơi thửa đất không thuộc về chúng. Người ta sẽ bắt chúng làm tôi. Ta sẽ xét xử, và sau đó chúng sẽ ra đi với nhiều của cải’ (Kn 15:13.14). Lời Chúa còn đi xa hơn khi hướng về ‘thời cuối cùng’, Thiên Chúa thực hiện trọn vẹn những lời hứa và ý định yêu thương của Người.
Khi Thiên Chúa nói, Chúa tác động. Đó là Lời hiệu nghiệm. Lời sinh hiệu quả như đã tiên báo: ‘Lời của Ta, một khi đã xuất tự miệng Ta, sẽ không về lại với Ta, hư luống, nếu không thực hiện điều Ta đã muốn, nếu không đạt được sự Ta sai làm’ (Is 55:11).
Lời Chúa tiếp tục thể hiện tác động tạo dựng: ‘Thiên Chúa đã phán: Hãy có ánh sáng và ánh sáng đã có’ (Kn 1:3). Lời ban sự sống, manna bởi trời bảo tồn sự sống các tín hữu: ‘Người ta không sống nhờ bánh mà thôi, nhưng người ta sống nhờ bằng mọi điều xuất ra từ miệng Đức Chúa’ (Tl 8:3).
Lịch sử Israel là sự hoàn thành các lời Thiên Chúa hứa: ‘Ta làm ứng nghiệm lời Ta đã thề với cha ông các ngươi, là ban cho chúng đất tràn lan sữa và mật’ (Gr 11:5). ‘Sữa và mật’ vào ‘thời sau hết’ sẽ được Đấng là ‘Lời đã thành xác phàm’ (Ga 1:14), là ‘Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Ngài sẽ thông tri’ (Ga 1:18).
Năm
Thuật ngữ ‘Lời Chúa’ hiếm gặp trong các sách Tin Mừng, nhưng được dùng nhiều trong sách Tông đồ Công vụ, trong các thơ Thánh Phaolô, các thơ chung… Sứ điệp Kitô còn dùng thuật ngữ ‘Lời Đức Chúa’, ‘Lời Chúa Kitô’.
Các Tông đồ, được đầy Thánh Thần, rao giảng Lời với nội dung tập trung vào cuộc đời, giáo huấn, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Tận tụy phục vụ Lời, các Tông đồ loan báo, giảng dạy để Lời được nghe và được nhận. ‘Sứ điệp Kitô’ nhấn mạnh nguồn gốc sứ điệp từ Thiên Chúa, công trình cứu độ Thiên Chúa thực hiện trong Chúa Kitô nhập thể, chết và sống lại… làm nên ‘Kérygma’ hay ‘Tin Mừng’, sức mạnh ‘Vượt Qua’. ‘Lời Thiên Chúa tiến mạnh’ (TđCv 6:7).
‘Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha…’, ‘Lời đã thành xác phàm’ là Chúa Giêsu. Thiên Chúa tuyệt đối đã bước vào trần gian, vào lịch sử nhân loại. ‘Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến, về Lời sự sống, và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng…’ (1Ga 1:1.2)
Mầu nhiệm sâu thẳm Tông đồ Chúa yêu chia sẻ về Đấng yêu thương mình, Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, là Lời hiện thân Chúa Cha. Nơi Chúa Giêsu kết tinh bản chất và mọi biểu hiện của Lời Chúa trong công trình tạo dựng, trong lịch sử, trong thành tựu ơn cứu độ. Giêsu-Ngôi Lời, hằng hữu cùng Chúa Cha, là ‘Nguyên Thủy’ và là Thiên Chúa, phá tan bóng tối tri thức và luân lý của thế gian, soi sáng mầu nhiệm về Chúa Cha và Thánh Thần (Ga 14:9.26). ‘Ngôi Lời đã làm người và chúng ta đã được ngắm vinh quang của Người’ (Ga 1:14). Tông đồ Gioan nói về Thầy mình không đơn thuần một sứ điệp mà chiêm ngắm mối thân thương độc đáo của Thầy với Chúa Cha.
Chúa Giêsu loan Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Người đem vào trần gian ân sủng và sự thật. Dân chúng nhìn nhận Người là một tiên tri, một tôn sư, giảng dạy với ‘uy quyền’. Chân lý xuất phát tự chính Người bền vững: ‘Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói sẽ không bao giờ qua đi’ (Mt 24:35). Xác định này đưa đến mầu nhiệm… Tông đồ Gioan cho biết Chúa Giêsu nói lời Thiên Chúa (Ga 3:34), ‘Cha đã dạy Ta làm sao, Ta nói vậy’ (Ga 8:28). Chính vì thế ‘Lời Ta đã nói với các ngươi là Thần khí và là sự sống’ (Ga 6:63). Chúa Giêsu xác tín mình làm một trong Cha (x. Ga 10:30), nên nâng tầm lời của Người và chính Người thành đối tượng lòng tin và nguồn sống: ‘Cha yêu mến Con và đã ban cho mọi sự trong tay Ngài. Kẻ nào tin vào Con, thì có sự sống đời đời’ (Ga 3:35.36): ‘Hãy nghe lời Ta’ (Ga 5:24), ‘Ai thuộc về sự thật thì nghe được tiếng Ta’ (Ga 18:37), ‘Hãy giữ lời Ta’ (14:23), ‘Hãy giữ điều răn của Ta’ (Ga 15:10).
Chúa Giêsu mạc khải Người là Thiên Chúa qua các phép lạ. Lời Chúa thanh tẩy tội lỗi (Mt 9:1-7). Chúa truyền ban quyền năng phi thường cho nhóm mười hai. Lời thiết lập Giao Ước mới: ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta’… ‘Hãy uống chén này hết thảy, vì này là Máu Ta, máu Giao ước đổ ra vì nhiều người để nên ơn tha tội’ (Mt 26:26-28). Người đưa nhân loại vào cuộc khải hoàn chung cuộc: ‘Tôi đã thấy trời mở ra… Người mặc chiến bào nhúng máu, và danh hiệu gọi Người là Lời Thiên Chúa… Phúc thay và thánh thiện dường nào, kẻ được thông phần vào cuộc phục sinh thứ nhất’ (Kh 19:11.13; 20:6).
Anh chị em thân mến,
Giáo hội, vâng lệnh Chúa truyền, công bố Tin Mừng cứu độ mà Chúa Giêsu đã khởi đầu. Giáo hội phát triển làm một với sự tăng trưởng của Lời cứu độ. Dù người đời giam tù xiềng xích các Tông đồ nhưng không thể xiềng xích Lời Thiên Chúa, ‘Lời cứu độ’, ‘Lời sự sống’… Lời của Đấng đã được Chúa Cha tôn vinh là ‘Chúa’ (Phil 2:11) ngự bên hữu Chúa Cha, được nói qua các Tông đồ, và Chúa ‘củng cố Lời bởi những phép lạ kèm theo’ (Mc 16:20).
Đứng trước Lời Chúa, ‘Ngôi Lời làm Người’…, bóng tối không đón nhận (x. Ga 1:5), thế gian không nhận biết (x. Ga 1:10), cả người nhà của Chúa cũng không tiếp nhận (x. Ga 1:11)… Lời rơi vào cuộc thương khó… vì bị cho là ‘sống sượng’ (Ga 6:60). Tuy nhiên, những ai ‘tin vào Thánh Danh’ (Ga 1:12) sẽ ‘do sự sung mãn của Người… lãnh nhận trùng điệp ân sủng’ (Ga 1:16), được làm con Thiên Chúa (x. Ga 1: 12).
Ta suy tư thế nào và sẽ làm gì… trước lời các Tông đồ ngỏ với cộng đoàn: ‘Chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời’ (TđCv 6:4)?
† Gioan Đỗ Văn Ngân
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Tin cùng chuyên mục
NÓI LỜI THIÊN CHÚA (17.01.2025 – THỨ SÁU TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)
XIN CHO CON ĐƯỢC SẠCH (16.01.2025 – THỨ NĂM TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)
CẦU NGUYỆN VÀ LÀM VIỆC(15.01.2025 – THỨ TƯ TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)
ĐẤNG THÁNH CỦA THIÊN CHÚA (14.01.2025 – THỨ BA TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN)