Sunday, January 21, 2024
“The kingdom of God is at hand” Scripture: Mark 1:14-20 14 Now after John was arrested, Jesus came into Galilee, preaching the gospel of God, 15 and saying, “The time is fulfilled, and the kingdom of God is at hand; repent, and believe in the gospel.” 16 And passing along by the Sea of Galilee, he saw Simon and Andrew the brother of Simon casting a net in the sea; for they were fishermen. 17 And Jesus said to them, “Follow me and I will make you become fishers of men.” 18 And immediately they left their nets and followed him.19 And going on a little farther, he saw James the son of Zebedee and John his brother, who were in their boat mending the nets. 20 And immediately he called them; and they left their father Zebedee in the boat with the hired servants, and followed him.
Meditation:What is the Gospel of God which Jesus came to preach? The word “gospel” literally means “good news”. When a king had good news to deliver to his subjects he sent messengers or heralds throughout the land to make a public announcement – such as the birth of a newborn king or the victory over an invading army or occupied force. God sent his prophets to announce the coming of God’s anointed King and Messiah. After Jesus was baptized in the River Jordan and anointed by the Spirit he begins his ministry of preaching the Gospel – the good news that the kingdom of God was now at hand for all who were ready to receive it.
God rules over all What is the kingdom of God? The word “kingdom” means something more than a territory or an area of land. It literally means “sovereignty” or “reign” and the power to “rule” and exercise authority. The prophets announced that God would establish a kingdom not just for one nation or people but for the whole world. The Scriptures tell us that God’s throne is in heaven and his rule is over all (Psalm 103:19). His kingdom is bigger and more powerful than anything we can imagine because it is universal and everlasting (Daniel 4:3). His kingdom is full of glory, power, and splendor (Psalm 145:11-13). In the Book of Daniel we are told that this kingdom is given to the Son of Man (Daniel 7:14,18,22,27). The Son of Man is a Messianic title for God’s anointed King. The New Testament word for “Messiah” is “Christ” which literally means the “Anointed One” or the “Anointed King”. God sent us his Son not to establish an earthly kingdom but to bring us into his heavenly kingdom – a kingdom ruled by truth, justice, peace, and holiness. The kingdom of God is the central theme of Jesus’ mission. It’s the core of his gospel message. As soon as John the Baptist had finished his testimony, Jesus began his in Galilee, his home district. John’s enemies had sought to silence him, but the gospel cannot be silenced. Jesus proclaimed that the time is fulfilled and the kingdom of God is at hand. Jesus takes up John’s message of repentance and calls disciples to believe in the gospel – the good news he has come to deliver. What is the good news which Jesus delivers? It is the good news of peace (restoration of relationship with God – Ephesians 6:15), of hope (the hope of heaven and everlasting life – Colossians 1:23), of truth (God’s word is true and reliable – Colossians 1:5), of promise (he rewards those who seek him – Ephesians 3:6)), of immortality (God gives everlasting life – 2 Timothy 1:10), and the good news of salvation (liberty from sin and freedom to live as sons and daughters of God – Ephesians 1:13). Two conditions for the kingdom – repent and believe How do we enter the kingdom of God? In announcing the good news, Jesus gave two explicit things each of us must do to in order to receive the kingdom of God: repent and believe. When we submit to Christ’s rule in our lives and believe the gospel message the Lord Jesus gives us the grace and power to live a new way of life as citizens of his kingdom. He gives us grace to renounce the kingdom of darkness ruled by sin and Satan, the father of lies (John 8:44) and the ruler of this present world (John 12:31). That is why repentance is the first step. Repentance means to change – to change my way of thinking, my attitude, disposition, and life choices so that Christ can be the Lord and Master of my heart rather than sin, selfishness, and greed. If we are only sorry for the consequences of our sins, we will very likely keep repeating the sin that is mastering us. True repentance requires a contrite heart (Psalm 51:17) and sorrow for sin and a firm resolution to avoid it in the future. The Lord Jesus gives us grace to see sin for what it really is – a rejection of his love and wisdom for our lives and a refusal to do what is good and in accord with his will. His grace brings pardon and help for turning away from everything that would keep us from his love and truth. To believe is to take Jesus at his word and to recognize that God loved us so much that he sent his only begotten Son to free us from bondage to sin and harmful desires. God made the supreme sacrifice of his Son on the cross to bring us back to a relationship of peace and friendship with himself. He is our Father and he wants us to live as his sons and daughters. God loved us first and he invites us in love to surrender our lives to him. Do you believe that the gospel -the good news of Jesus – has power to free you from bondage to sin and fear? Like fishermen – we are called to gather in people for the kingdom of Christ When Jesus preached the gospel message he called others to follow as his disciples and he gave them a mission – “to catch people for the kingdom of God.” What kind of disciples did he choose? Smelly fishermen! In the choice of the first apostles we see a characteristic feature of Jesus’ work: he chose very ordinary people. They were non-professionals, had no wealth or position. They were chosen from the common people who did ordinary things, had no special education, and no social advantages. Jesus wanted ordinary people who could take an assignment and do it extraordinarily well. He chose these individuals, not for what they were, but for what they would be capable of becoming under his direction and power. When the Lord calls us to serve, we must not think we have nothing to offer. The Lord takes what ordinary people, like us, can offer and uses it for greatness in his kingdom. Do you believe that God wants to work in and through you for his glory? Jesus speaks the same message to us today: we will “catch people” for the kingdom of God if we allow the light of Jesus Christ to shine through us. God wants others to see the light of Christ in us in the way we live, speak, and witness the joy of the gospel. Paul the Apostles says, But thanks be to God, who in Christ Jesus always leads us in triumph, and through us spreads the fragrance of the knowledge of him everywhere. For we are the aroma of Christ to God among those who are being saved and among those who are perishing (2 Corinthians 2:15). Do you witness to those around you the joy of the Gospel and do you pray for your neighbors, co-workers, and relatives that they may come to know the Lord Jesus Christ and grow in the knowledge of his love? “Lord Jesus, you have called me personally by name, just as you called your first disciples, Simon, Andrew, James, and John. Help me to believe your word and follow you faithfully. Fill me with the joy of the gospel that your light may shine through me to many others.”
|
Chúa Nhật, ngày 21.01.2024
Triều đại Thiên Chúa đã tới gần Mc 1,14-20 14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.15 Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá.17 Người bảo họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.”18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền.20 Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người. Suy niệm: Tin mừng của Thiên Chúa mà Ðức Giêsu đến rao giảng là gì? Hạn từ “tin mừng” có nghĩa đen là “tin vui, tin tốt”. Khi một vị vua có tin vui muốn báo cho thần dân của mình biết, ông sai các sứ giả của mình hay người đưa tin đi khắp đất nước để thông báo cho mọi người biết – chẳng hạn như ngày sinh của vị vua mới hay sự thất bại của quân xâm lược hay quân đội chiếm đóng. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ của Người đến loan báo vị Vua và Đấng Mêsia được Thiên Chúa xức dầu sắp đến. Sau khi Ðức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan và được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần, Người khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng – Tin mừng nước Thiên Chúa giờ đây đã đến gần cho tất cả những ai sẵn sàng đón nhận nó. Thiên Chúa thống trị tất cả Vương quốc của Thiên Chúa là gì? Hạn từ “vương quốc” nghĩa là cái gì đó còn hơn cả một lãnh thổ hay một vùng đất. Theo nghĩa đen nó là “chủ quyền” hay “triều đại” và sức mạnh để “thống trị” và quyền cai trị. Các ngôn sứ công bố rằng Thiên Chúa sẽ thiết lập một vương quốc không chỉ cho một quốc gia hay một dân tộc, nhưng cho toàn thể thế giới. Kinh thánh nói với chúng ta rằng ngai tòa của Thiên Chúa trên Thiên đàng và sự thống trị của Người trên tất cả mọi loài (Tv 103,19). Vương quốc của Người rộng lớn và mạnh mẽ hơn tất cả những gì chúng ta có thể hình dung, bởi vì nó phổ quát và vĩnh cửu (Đn 4,31). Vương quốc của Người đầy dẫy vinh quang, uy quyền, và rực rỡ (Tv 145,11-13).Trong sách Đaniel, chúng ta thấy rằng vương quốc này được trao cho Con Người và cho các thánh (Đn 7,14.18.22.27). Con Người là tước hiệu của Đấng Mêsia dành cho vị Vua được Thiên Chúa tấn phong. Trong Tân ước, hạn từ “Mêsia” tức là “Đức Kitô”, có nghĩa đen là “Đấng được xức dầu” hay vị “Vua được tấn phong”. Thiên Chúa gởi đến chúng ta Con của Người không chỉ để thiết lập một vương quốc trần thế, mà còn đem chúng ta vào trong vương quốc Thiên đàng của Người – một vương quốc được thống trị bởi sự thật, công bình, bình an, và thánh thiện. Vương quốc của Thiên Chúa là chủ đề chủ đạo về sứ mạng của Ðức Giêsu. Đó chính là trọng tâm sứ điệp Tin mừng của Người. Sau khi Gioan tẩy giả hoàn thành sứ mệnh làm chứng của mình, Ðức Giêsu bắt đầu sứ mệnh của Người ở Galilê, nơi vùng đất quê hương của Người. Các đối thủ của Gioan tìm cách làm cho ông phải im lặng, nhưng Tin mừng không thể bị im lặng. Ðức Giêsu công bố rằng thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã đến gần. Ðức Giêsu tiếp tục rao giảng sứ điệp thống hối của Gioan và kêu gọi các môn đệ hãy tin vào Tin mừng – Tin mừng Người mang đến để giải thoát. Tin mừng của Ðức Giêsu mang đến là gì? Đó là Tin mừng của sự bình an (phục hồi lại mối quan hệ với Thiên Chúa – Ep 6,15), Tin mừng của hy vọng (hy vọng Thiên đàng và sự sống vĩnh cửu – Col 1,23), Tin mừng của sự thật (lời Chúa là sự thật và đáng tin cậy – Col 1,5), Tin mừng của lời hứa (Người ban thưởng cho những ai tìm kiếm Người – Ep 3,6), Tin mừng của sự sống vĩnh cửu (Thiên Chúa ban sự sống vĩnh cửu – 2Tm 1,10), và Tin mừng cứu độ (giải thoát khỏi tội lỗi và tự do sống như những người con cái của Thiên Chúa – Ep 1,13). Hai điều kiện cho vương quốc: thống hối và tin tưởng Làm thế nào chúng ta vào được nước Thiên Chúa? Trong việc rao giảng Tin mừng, Ðức Giêsu đưa ra hai điều rõ ràng mà mỗi người chúng ta phải làm để đón nhận nước Chúa: thống hối và tin tưởng. Khi chúng ta quy phục sự cai trị của Ðức Kitô trong đời sống của mình và tin tưởng vào sứ điệp của Tin mừng, Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta ơn sủng và sức mạnh để sống đời sống mới như những công dân nước trời. Người ban cho chúng ta ơn sủng để từ bỏ vương quốc tối tăm bị thống trị bởi tội lỗi và Satan, cha của những kẻ dối trá (Ga 8,44), và là kẻ thống trị thế giới hiện tại (Ga 12,31). Đó là lý do tại sao thống hối phải là bước đầu tiên. Thống hối có nghĩa là thay đổi – thay đổi cách suy nghĩ, thái độ, tính tình, và những lựa chọn của đời sống để Đức Kitô có thể làm Chúa và làm Thầy của linh hồn chúng ta hơn là tội lỗi, ích kỷ, và tham lam. Nếu chúng ta chỉ hối tiếc cho những kết quả của tội lỗi mình, chúng ta sẽ tiếp tục tái diễn những tội lỗi đã thống trị chúng ta. Sự thống hối đích thật đòi hỏi một tâm hồn ăn năn (Tv 51,17), hối tiếc cho tội lỗi, và quyết tâm mạnh mẽ xa tránh nó trong tương lai. Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn sủng để nhìn thấy tội lỗi thật sự là gì – là sự khước từ tình yêu và sự khôn ngoan của Người dành cho đời sống của chúng ta và từ chối thực hiện những gì tốt lành chiếu theo ý muốn của Người. Ơn sủng của Người đem lại sự tha thứ và giúp chúng ta quay lưng lại với những gì có thể ngăn cản chúng ta khỏi tình yêu và chân lý của Người. Tin tưởng là tiếp nhận Ðức Giêsu nơi lời của Người và nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi đã sai Con Một yêu dấu đến giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của tội lỗi và những ước muốn nguy hại. Thiên Chúa đã làm của lễ hy sinh về Con mình trên thập giá để đem chúng ta trở về với mối quan hệ bình an và tình bằng hữu với chính Người. Người là Cha chúng ta và Người muốn chúng ta sống như những người con trai con gái của Người. Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước và mời gọi chúng ta trong tình yêu dâng hiến đời sống chúng ta cho Người. Bạn có tin rằng Tin mừng – Tin mừng của Ðức Giêsu – có sức mạnh giải thoát bạn khỏi sự thống trị của tội lỗi và sự sợ hãi không? Như các ngư phủ – chúng ta được gọi để tập họp người ta cho vương quốc của Đức Kitô Khi Ðức Giêsu rao giảng sứ điệp Tin mừng, Người đã kêu gọi người ta trở thành môn đệ của Người và Người trao cho họ một sứ mạng – “bắt người ta cho vương quốc của Thiên Chúa”. Người chọn loại môn đệ nào? Những người đánh cá hôi thối! Trong sự lựa chọn những môn đệ đầu tiên, chúng ta thấy được một đặc điểm của hành động Ðức Giêsu: Người chọn những người rất bình thường. Họ không phải là những nhà chuyên môn, không giàu có hay thế giá. Họ được chọn từ những con người bình thường, làm những công việc bình thường, không có học thức cao, cũng không có uy thế trong xã hội. Ðức Giêsu muốn những người bình thường có thể nhận lấy sứ mạng và thực hiện nó một cách hết sức phi thường. Người đã chọn những người này không vì những gì họ có, nhưng vì những gì họ thể là, dưới sự dẫn dắt và uy quyền của Người. Khi Chúa kêu gọi chúng ta phục vụ, chúng ta không nên nghĩ rằng mình chẳng có gì để cho. Chúa nhận những gì nơi người bình thường như chúng ta, có thể dâng hiến và sử dụng nó cho sự cao quý trong vương quốc của Người. Bạn có tin tưởng rằng Thiên Chúa muốn hành động qua bạn và trong bạn cho vinh quang của Người không? Ðức Giêsu cũng nói cùng một sứ điệp với chúng ta hôm nay: chúng ta sẽ “bắt người ta” cho vương quốc của Thiên Chúa, nếu chúng ta để cho ánh sáng của Đức Giêsu Kitô chiếu sáng qua chúng ta. Thiên Chúa muốn người khác nhìn thấy ánh sáng của Đức Kitô trong chúng ta, trong cách chúng ta sống, nói chuyện, và làm chứng về niềm vui của Tin mừng. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng: “Tạ ơn Chúa là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận biết Đức Giêsu Kitô, như hương thơm, lan tỏa khắp nơi. Vì chúng tôi là hương thơm của Đức Giêsu Kitô dâng kính Thiên Chúa, tỏa ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.” (2Cor 2,14-15). Bạn có làm chứng cho những người chung quanh niềm vui của Tin mừng và bạn có cầu nguyện cho những người hàng xóm, bạn đồng nghiệp, và bà con thân thuộc của mình, để họ có thể nhận biết Chúa Giêsu Kitô và lớn lên trong sự hiểu biết về tình yêu của Người không? Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã gọi tên con một cách cá biệt, như xưa Chúa đã gọi các môn đệ đầu tiên, Simon, Anrê, Giacôbê, và Gioan. Xin giúp con tin tưởng vào lời Chúa, và trung thành bước đi theo Chúa. Xin lấp đầy lòng con niềm vui của Tin mừng để ánh sáng của Chúa có thể chiếu sáng cho nhiều người khác qua con.
|
Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Tin cùng chuyên mục
NHÀ CẦU NGUYỆN (22.11.2024 – THỨ SÁU TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN)
AI LÀ MẸ TÔI? (21.11.2024 – ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ)
LÀM ĂN SINH LỢI (20.11.2024 – THỨ TƯ TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN)
BỎ MÌNH VÀ MẤT MÌNH (17.11.2024 – CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN B – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)